Chăm lo nhà ở cho người nghèo, 'mũi tên' trúng nhiều đích

来源:怨女旷夫网 作者: 2024-10-21 19:09:38
Những căn nhà vững chãi được hoàn thành đồng nghĩa hộ nghèo,ămlonhàởchongườinghèomũitêntrúngnhiềuđí cận nghèo sẽ bớt đi gánh nặng về nhà ở, yên tâm lao động sản xuất, đồng thời giải quyết chiều thiếu hụt về nhà vệ sinh, một chỉ số quan trọng trong đánh giá nghèo đa chiều.

Theo Chánh Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo Phí Mạnh Thắng, trong các dự án Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 có 3 dự án tập trung giải quyết vùng "lõi nghèo", trong đó có hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hỗ trợ người nghèo sinh sống trên địa bàn nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Nhà ở cho người nghèo, minh chứng cho chân lý về tình nghĩa đồng bào

Đến năm 2024, phương châm "Chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau" ngày càng thể hiện đây không phải là lời hô hào suông mà đem lại giá trị thực tiễn, nhân văn sâu sắc. Nhà ở cho người nghèo không phải là việc của Nhà nước mà là "mặt trận" của cả xã hội.

Nhiều nguồn vốn dành cho giảm nghèo nói chung, công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát nói riêng đã được lồng ghép vào các chương trình, đề án của trung ương đến địa phương, trong đó có 3 chương trình mục tiêu Quốc gia, có "Tháng cao điểm" vì người nghèo được phát động trong toàn hệ thống Mặt trận.

Tại nhiều địa phương như Hà Nội, Quảng Ninh, Yên Bái... còn dành ngân sách lớn để thực hiện đề án riêng về nhà ở cho người nghèo với những mục tiêu cụ thể, chi tiết. Những hoạt động này đã tạo nên sức lan tỏa mạnh mẽ trên khắp cả nước. 

Đã có nhiều chính sách nhân văn, nhiều câu chuyện xúc động truyền cảm hứng mạnh mẽ về nỗ lực có nhà ở kiên cố, khang trang cho người nghèo trong năm 2024.

Năm 2024, huyện Lục Yên (Yên Bái), nơi có tỷ lệ nghèo đa chiều 13,08%, có kế hoạch sửa chữa, xây mới nhà ở cho 186 hộ (làm mới 156 nhà, sửa chữa 30 nhà). Tổng kinh phí thực hiện trên 8,5 tỷ đồng. Đến nay gần 100% nhà được khởi công, tính tới tháng 8 có 116 nhà đã hoàn thành, nhiều hộ gia đình đã dọn sang ở nhà mới.

Một trong số đó là gia đình bà Hoàng Thị Diều ở thôn Nậm Chắn, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên. Là hộ nghèo lâu năm, gia đình bà Diều luôn mơ ước có căn nhà kiên cố, vững chãi. Đầu năm nay, gia đình bà được chính quyền xã Lâm Thượng đưa vào danh sách các hộ được hỗ trợ xây nhà ở mới.

Gia đình bà được hỗ trợ số tiền 50 triệu đồng. Mong mỏi có nhà mới cùng sự động viên của chính quyền, bà Diều quyết chí vay mượn nguồn vốn từ ngân hàng và anh em họ hàng để mạnh dạn khởi công xây nhà. Căn nhà thi công trong 3 tháng. Dọn vào mái ấm kiên cố, bà Diều nói làm nhà phải vay mượn nhiều, nhưng đây là động lực để gia đình cố gắng lao động sản xuất để trả nợ và vươn lên thoát nghèo. Quan trọng nhất, từ nay gia đình bà có thể yên tâm, không còn lo lắng mỗi khi mưa gió. Con cháu có chỗ ngủ, học, chơi.

Tại xã Xà Hồ, huyện Trạm Tấu (Yên Bái) năm 2024 có 32 hộ nghèo, cận nghèo thuộc diện được hỗ trợ xây sửa nhà ở bằng nguồn ngân sách Nhà nước. Để đảm bảo tiến độ, cấp uỷ chính quyền xã thường xuyên xuống các địa bàn, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, những thiếu thốn khó khăn để giải quyết kịp thời. 

Nhiều địa phương linh hoạt vận dụng các nguồn vốn trong các chương trình, đề án phù hợp để mục tiêu hỗ trợ nhà ở cho người nghèo sớm đạt kết quả và duy trì vững chắc. Không chỉ vậy, nhiều địa phương đa dạng nguồn huy động, vận động xã hội hoá, vận động tại chỗ từ các doanh nghiệp, bà con dòng tộc, xóm giềng đóng góp kinh phí, ngày công, các loại vật liệu khác và của chính hộ gia đình. 

Hà Nội có chính sách vay vốn dành riêng cho hộ nghèo, hộ cận nghèo của thành phố trong danh sách được phê duyệt hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở, ngoài phần kinh phí được UBND TP và Quỹ vì người nghèo các cấp hỗ trợ. Theo đó, với những hộ có nhu cầu vay vốn, Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội TP Hà Nội cho vay tối đa 50 triệu đồng/hộ từ nguồn vốn nhận ủy thác của ngân sách TP. Thời hạn cho vay là 15 năm, khách hàng không phải thế chấp tài sản và được UBND TP hỗ trợ tiền lãi trong thời gian vay vốn.

W-nha o ngheo.jpg
Cuối năm 2023, tổng số hộ nghèo, cận nghèo có nhà ở chưa đảm bảo 3 cứng theo chiều thiếu hụt về chất lượng là 315.029 hộ. 

Ở những xã xa xôi rà soát kỹ lưỡng các hộ nghèo trong danh sách hỗ trợ nhà ở để đánh giá, báo cáo cấp uỷ chính quyền tìm phương án hỗ trợ phù hợp. Đơn cử, đối với những hộ neo đơn, thiếu nhân lực làm nhà, các xã huy động nhân dân trong thôn bản, cán bộ, công chức tham gia giúp đỡ trong "ngày cuối tuần cùng dân". Các hộ được giúp vận chuyển vật liệu, dựng nhà, dọn dẹp, lợp lại mái nhà, xây tường bao xung quanh, gia cố lại sàn nhà...

Các căn nhà "3 cứng: Cứng nền, cứng tường - khung, cứng mái" với tuổi thọ lâu dài, khi hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng đảm bảo vững chắc, khang trang. Mỗi căn nhà không chỉ là món quà vật chất to lớn với người nghèo mà còn là minh chứng cho tình cảm, sự sẻ chia nghĩa đồng bào, là động lực để phát huy hơn nữa truyền thống tương thân tương ái, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Động lực để người nghèo vươn lên

Công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát đã trở thành phong trào rộng khắp, trở thành "điểm sáng" của công tác giảm nghèo bền vững, góp phần nâng cao đời sống người dân. Mỗi căn nhà vừa là minh chứng cho sự quyết tâm của chính các hộ nghèo và cận nghèo, cũng là "bàn đạp", là động lực để tạo điều kiện cho người nghèo an cư, lập nghiệp, yên tâm phát triển sản xuất, vươn lên thoát nghèo. Mỗi căn nhà kiên cố, đảm bảo các tiêu chí quy định được xây mới còn giúp các hộ nghèo, cận nghèo thêm mục tiêu kép là giải quyết chiều thiếu hụt về nhà vệ sinh. 

Không ít hộ nghèo trên cả nước chung suy nghĩ, quyết tâm như gia đình bà Hoàng Thị Diều ở thôn Nậm Chắn, xã Lâm Thượng, huyện Lục Yên trên đây: Chấp nhận vay mượn thêm nguồn vốn ngân hàng, anh em họ hàng, "dốc" hết nguồn ky cóp bao lâu để góp phần cùng sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng để biến ước mơ có ngôi nhà vững chãi, khang trang thành hiện thực, được sống trong ngôi nhà đúng nghĩa mái ấm. Điều này cũng thể hiện trách nhiệm của chính các hộ nghèo với gia sản, là động lực để họ càng vươn lên để lao động sản xuất, tạo ra kinh tế, vừa trả nợ, vừa trang trải nâng cao đời sống.

Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được thiết kế với 7 dự án có tổng nguồn lực tối thiểu 75.000 tỷ đồng để tập trung thực hiện mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo 1-1,5%/năm; giảm ít nhất 1/2 tổng số hộ nghèo và hộ cận nghèo.

Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2023 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025 trên phạm vi toàn quốc tại Quyết định số 134/QĐ-BLĐTBXH ngày 31/1/2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, tổng số hộ nghèo, cận nghèo có nhà ở chưa đảm bảo 3 cứng theo chiều thiếu hụt về chất lượng là 315.029 hộ (trong đó: hộ nghèo là 230.540 hộ; hộ cận nghèo là 84.489 hộ).