怨女旷夫网 > 休闲>>Làm gì để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

Làm gì để bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng

2024-10-21 16:18:02 来源:怨女旷夫网 
 Trẻ bị bắt nạt, xâm hại qua môi trường mạng nguy hiểm không kém đời thực, bởi những nội dung, hình

 

Trẻ bị bắt nạt,àmgìđểbảovệtrẻemtrênmôitrườngmạ xâm hại qua môi trường mạng nguy hiểm không kém đời thực, bởi những nội dung, hình ảnh được phát tán trên môi trường mạng có thể hiện hữu bất cứ lúc nào, gây tổn thương dai dẳng cho trẻ. Để giải quyết các rủi ro mà trẻ em có thể gặp phải và thúc đẩy cơ hội phát triển lành mạnh cho trẻ em trong thế giới số: Việt Nam cần tăng cường tính phòng ngừa và bảo vệ trẻ trên môi trường mạng.

" - Con thường sử dụng điện thoại vào khoảng thời gian 8 giờ tối. Con vào những trang mạng xã hội như tiktok, facebook, instagram. Phần lớn con hay nhắn tin với các bạn trên messenger, zalo, nói chuyện đời sống hàng ngày. Con thích tiếng Hàn nên con vào điện thoại, ngoài lướt facebook, chơi tiktok trò chuyện bạn bè con còn vào các app để học tiếng Hàn".

" - Hàng ngày con chơi điện thoại 1, 2 triếng lướt tiktok, youtube, chơi games. Điện thoại riêng ạ, bố mua cho con từ lớp 5 đến bây giờ năm nay con hợp lớp 9". 

 "- Con vào youtube, mở phim hoạt hình, video kit và mekhoaitây. Một ngày vào hàng chục lần. Các bạn con cũng vào điện thoại, ipad, máy tính rồi mở youtube lên, xem phim và xem mấy tiếng đồng hồ được luôn. Các bạn cũng cãi nhau như kiểu mấy video đấy".

Sẽ không khó để hỏi và nhận được những câu trả lời như thế này từ những em học sinh cấp 1, cấp 2 về chủ đề sử dụng Internet và mạng xã hội hiện nay. Trong thời đại công nghệ số, kỷ nguyên số, công dân số, các gia đình và trẻ em cần tới internet để duy trì việc học tập, giải trí và kết nối với cộng đồng xã hội là nhu cầu ngày càng phổ biến. Trẻ em ngày càng dành nhiều thời gian sử dụng internet với nhiều mục đích khác nhau như (học tập; xem phim; sử dụng mạng xã hội, theo dõi các nhân vật của công chúng; tìm kiếm thông tin; trò chuyện với bạn bè, người thân).

Theo thống kê, hiện Việt Nam có khoảng 25 triệu trẻ em, trong đó 70% các em đã và đang sử dụng internet và tiếp cận, tương tác với các dịch vụ trên môi trường mạng. Độ tuổi mà trẻ em Việt Nam sử dụng các thiết bị công nghệ vào internet và mạng xã hội (trung bình là 9 tuổi, sớm hơn 4 năm so với thế giới). Từ nhu cầu sử dụng, đến tò mò, thích thú rồi liên tục sử dụng đến nghiện mạng xã hội đang khiến nhiều trẻ em bị sao nhãng học tập như chia sẻ của cô Nguyễn Lưu Liên, giáo viên trường phổ thông liên cấp Edison: "Các bạn học sinh ở tuổi này các bạn rất là hiếu kỳ và các bạn cũng rất tò mò về các trang mạng xã hội. Và trong quá trình học tập, các bạn thường xuyên truy cập vào các trang mạng xã hội và games online thì ảnh hưởng đến việc học tập và tiếp thu kiến thức của các bạn".

Sự phát triển của công nghệ, internet mang lại rất nhiều lợi ích và trẻ em cũng được hưởng lợi, nhưng mặt khác cũng khiến các em đối diện với nhiều nguy hiểm như bị: Bị rò rỉ thông tin, bị dụ dỗ, thậm chí bị bắt nạt, bạo lực, thậm chí bị xâm hại trên mạng, gây tổn thương và để lại những di chứng dai dẳng ở trẻ.

Theo ông Nguyễn Ngọc Anh - chuyên gia Chương trình bảo vệ trẻ em, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc: Các gia đình và trẻ em cần tới internet nhiều hơn để duy trì việc học tập, kết nối với cộng đồng, xã hội. Theo đó thì tình trạng trẻ bị ảnh hưởng tiêu cực từ môi trường mạng cũng cao hơn. Trong đó, tình trạng trẻ bị bắt nạt có nhiều thay đổi.

"Công nghệ số góp phần làm thay đổi quy mô, phạm vi, hình thức cũng như tác động đến trẻ em. Ví dụ, khi bắt nạt ngoài đời, thủ phạm thường là kẻ mạnh đôi khi kèm theo bạo lực về thân thể. Tuy nhiên, ở trên mạng, trẻ em có thể bị dân cư mạng… chế giễu, chỉ trích, miệt thị hay bình luận ác ý, thậm chí công kích, đe dọa, làm mất mặt hoặc bị xuyên tạc thông tin mà thủ phạm có thể là nhiều người không quen biết, do tính ẩn danh, mạo danh và khả năng phát tán thông tin nhanh tới mức chóng mặt. Trẻ em có thể là nạn nhân, người đón nhận, người tham gia hoặc người khởi xướng các hành vi này trên không gian mạng"- ông Ngọc Anh nói.

Thời gian qua, Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đã vào cuộc mạnh mẽ để bảo vệ tốt hơn cho trẻ em trên internet. Hệ thống pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đã được Việt Nam quan tâm xây dựng, tạo cơ sở pháp lý quan trọng như: Luật Trẻ em, Luật An toàn thông tin mạng, Luật Tiếp cận thông tin. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số văn bản quan trọng nhằm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030; và Chương trình “Bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn 2021 - 2025. Bên cạnh đó, Việt Nam và các nước ASEAN đã thống nhất thông qua Tuyên bố về Bảo vệ trẻ em khỏi tất cả các hình thức bóc lột và lạm dụng trực tuyến trong ASEAN (năm 2019) và Tuyên bố về xóa bỏ bắt nạt trẻ em trong ASEAN trong đó có bắt nạt trẻ em trên môi trường trực tuyến (năm 2021).

Tuy nhiên, để giải quyết các rủi ro mà trẻ em có thể gặp phải và thúc đẩy cơ hội phát triển lành mạnh cho trẻ em trong thế giới số, các chuyên gia và nhà quản lý đều cho rằng: Việt Nam cần tiếp tục rà soát, bổ sung hệ thống pháp luật, chính sách để tăng cường tính phòng ngừa, bảo vệ trẻ em, đấu tranh xử lý có hiệu quả những hành vi, những vụ việc xâm hại trẻ em và bảo vệ trẻ trên môi trường mạng. Cùng với đó, tăng cường công tác truyền thông, giáo dục, tập huấn về kiến thức, kỹ năng tương tác trên môi trường mạng, cũng như bảo vệ an toàn trẻ em trên môi trường mạng. Việt Nam cần huy động sự tham gia của khu vực tư nhân để tham gia vào các hoạt động bảo vệ trẻ em. Trong đó, có trách nhiệm của các công ty công nghệ trong việc ngăn chặn, lọc, xóa các tài liệu liên quan đến bóc lột và xâm hại tình dục trẻ em. Cùng với đó cần có sản phẩm trực tuyến giáo dục hữu ích và thân thiện cho trẻ em.

Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) cho biết: "Chúng ta khuyến khích những sáng kiến những hỗ trợ về mặt kỹ thuật để giúp trẻ em tương tác lành mạnh trên môi trường mạng, gỡ bỏ những thông tin mang tính độc hại. Bên cạnh đó chúng ta cần phải rà soát tiếp những quy định về mặt pháp luật…để làm sao chúng ta đảm bảo được trẻ em có môi trường sống an toàn, lành mạnh. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp, những công ty hoạt động trên môi trường mạng mang tính xuyên biên giới, quốc gia thì cần phải có những biện pháp kiểm tra, thanh tra mạnh mẽ hơn nữa, cần phải có những quy định pháp lý một cách chặt chẽ hơn nữa để chúng ta xử lý được những vi phạm của công ty, tập đoàn này".

Để trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh cần có sự chung tay hành động của các bên liên quan. Để bảo vệ trẻ em nói chung, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng nói riêng, trách nhiệm không thuộc về riêng cơ quan nào và vai trò quan trọng, trước hết thuộc về chính gia đình, cha mẹ - những người trực tiếp nuôi dạy trẻ.

新闻看点
  • 领主荣耀手游官方版下载
    领主荣耀手机版是一款经典三国题材的策略手游,游戏采用物理引擎打造,为玩家呈现一个恢弘磅礴的三国世界,各种精彩的游戏剧情,刺激的战斗场景,带给玩家最刺激爽快的三国体验,喜欢的朋友还在等什么?快来2265 浏览全文>>
  • 接下来3大星座大展神威,财路充沛,抓住机遇提高生活质量
    或许有些星座,在之前的一段时间里运势实在说不上太好,甚至可以说是比较差的一段时间,无论自己做什么,他们都不会顺顺利利的,总是会遇到挫折和意外,让自己失败,不过在接下来,他们会迎来属于自己的好运,无论做 浏览全文>>
  • 处女男会找什么样的星座女结婚  热情洋溢的白羊女
    提到处女座,你是不是就会想到他们不可否认的优秀,以及那让人头大的挑剔呢?总说会被要求严格的人看上的人,一定也是人中龙凤。那么对于处女座男生这样的人来说,什么样的女孩才是他们的心头爱,下面就看看处女座男 浏览全文>>
  • 天蝎座男和狮子座女该怎么谈恋爱 情侣指数有多少
    爱着一个人和爱过一个人,这是两种不同的说法,所处的心境是不尽相同的,但是都是呈现出了在一段感情里面的爱情形势,无疑正在爱着是最幸福的。那么,从星座配对的角度出发,天蝎座男生和狮子座女主如果正在互相相爱 浏览全文>>
  • 苍穹传斗破传说满v版下载
    苍穹传斗破传说手游bt版是一款主打玄幻战斗玩法的手机游戏。由小说世界改编,让你能够拥有更好的体验,丰富的玩法乐趣给你带来极致的享受,相信你已经迫不及待了,赶快来2265安卓网下载试试吧!苍穹传斗破传说 浏览全文>>
版权与免责声明:
①凡本网注明"来源:怨女旷夫网综合"的所有作品,均由本网编辑搜集整理,并加入大量个人点评、观点、配图等内容,版权均属于怨女旷夫网,未经本网许可,禁止转载,违反者本网将追究相关法律责任。
②本网转载并注明自其它来源的作品,目的在于传递更多信息,并不代表本网赞同其观点或证实其内容的真实性,不承担此类作品侵权行为的直接责任及连带责任。其他媒体、网站或个人从本网转载时,必须保留本网注明的作品来源,并自负版权等法律责任。
③如涉及作品内容、版权等问题,请在作品发表之日起一周内与本网联系,我们将在您联系我们之后24小时内予以删除,否则视为放弃相关权利。
热门小说