top
请输入关键字
En
Bình Thuận thông tin về việc chuyển hơn 600 héc ta rừng làm hồ chứa nước
作者:怨女旷夫网时间:2024-10-21 19:41:01

Dự án hồ chứa nước Ka Pét,ìnhThuậnthôngtinvềviệcchuyểnhơnhécta rừnglàmhồchứanướ thuộc huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận được Quốc hội quyết định và quyết định điều chỉnh, bổ sung chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 93, ngày 26/11/2020 và Nghị Quyết số 101, ngày 24/6/2023. Quy mô dự án gồm: Hồ điều tiết dung tích toàn bộ trên 51 triệu m3; hệ thống kênh và các công trình phụ trợ khác.

Tổng mức đầu tư của dự án là trên 874 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách Trung ương là gần 520 tỷ đồng và ngân sách địa phương là trên 354 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2019 đến hến năm 2025.

Dự án được xây dựng trên diện tích 697,73 héc ta, đa phần là đất lâm nghiệp. Trong đó, đất có rừng là hơn 619 héc ta, gồm: rừng đặc dụng trên 137 héc ta; rừng phòng hộ là 0,51 héc ta; rừng sản xuất hơn 440 héc ta, đất nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng trên 40 héc ta và đất không có rừng hơn 60 héc ta; diện tích đất sản xuất nông nghiệp là hơn 18 héc ta.

Mục tiêu đầu tư dự án cấp nước tưới cho khoảng 7.762 héc ta đất sản xuất nông nghiệp của huyện Hàm Thuận Nam; cấp nước thô cho khu công nghiệp Hàm Kiệm II với 2,63 triệu m3/năm; tạo nguồn nước thô để cấp cho sinh hoạt của khoảng 120.000 người dân khu vực huyện Hàm Thuận Nam và TP. Phan Thiết.

Hồ Ka Pét đồng thời cũng sẽ giúp phòng, chống lũ và cải tạo môi trường, điều tiết nước cho vùng hạ du khu vực huyện Hàm Thuận Nam và tỉnh Bình Thuận; tăng dòng chảy trong mùa khô, góp phần cải thiện môi trường sinh thái vùng hạ du nhất là đoạn qua TP. Phan Thiết, góp phần phát triển du lịch, dịch vụ của tỉnh.

Liên quan vụ chuyển hơn 600 héc ta rừng làm dự án hồ chứa nước Ka Pét, tại hội nghị giao ban báo chí tháng 8 vừa qua, ông Lê Thanh Sơn – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Thuận cho biết, sau khi dự án được phê duyệt, tiến hành các nội dung công việc tiếp theo, cụ thể là lập phương án khai thác đối với toàn bộ diện tích có rừng tự nhiên. Để đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ vào cuối 2025, theo tinh thần chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh, sẽ thực hiện theo hướng ưu tiên làm trước ở những nơi cần tác động như: khu vực vai đập, đường vận chuyển vật liệu vào thi công công trình.

Ông Lê Thanh Sơn nói: "Tỉnh trước giờ chưa có công trình nào khai thác trên diện tích rừng khá lớn thế này. Theo Luật Lâm nghiệp việc khai thác rừng tự nhiên phải trồng rừng thay thế gấp 3 lần diện tích khai thác. Cụ thể ở đây với diện tích 680 héc ta rừng tự nhiên, chúng ta phải trồng lại hơn 1.844 héc ta rừng trồng. Hiện nay, sở cũng đã chỉ đạo các đơn vị chủ rừng rà soát lại tất cả quỹ đất trống trên địa bàn toàn tỉnh để tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt phương án lập hồ sơ phương án trồng rừng, xác định số tiền trồng rừng thay thế".