Khó quản lý xe chở gỗ rừng trồng

来源:怨女旷夫网 作者: 2024-10-21 18:45:36

Là tỉnh có diện tích rừng trồng lớn,óquảnlýxechởgỗrừngtrồ nên trên các tuyến đường tại Bắc Kạn thường xuyên xuất hiện những chiếc đầu kéo nông nghiệp tự chế (còn gọi là xe tắc-tơ) chở gỗ cồng kềnh. Với lợi thế nhỏ, gọn, sức kéo tốt trong khi giá loại đầu kéo này và chi phí nhiên liệu thấp hơn các loại ô tô vận tải thông thường nên những chiếc tắc-tơ được dùng phổ biến để chuyên chở gỗ rừng trồng. Người dân chỉ việc lắp thêm moóc tự chế phía sau khi muốn chở gỗ hoặc hàng hóa và tháo bỏ moóc này khi sử dụng đầu kéo phục vụ làm đất ruộng. 

Đáng lo ngại là những chiếc tắc-tơ không được kiểm định nên thường không có đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu hay gương chiếu hậu; người điều khiển cũng không qua bất cứ lớp tập huấn nào. Không những thế, người dân thường xếp gỗ cao gấp đôi, gấp ba thùng xe, chằng buộc sơ sài và di chuyển trên các tuyến đường có nhiều phương tiện giao thông nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn. Và thực tế, đã có không ít vụ tai nạn chết người do loại phương tiện này gây ra.

Ông Nguyễn Kiều Huân, Chánh Thanh tra Sở GT-VT Bắc Kạn cho biết: Mặc dù đây là loại phương tiện phù hợp trong phát triển kinh tế của người dân nhưng việc chưa có những tuyến đường riêng biệt cho xe, máy nông nghiệp khiến việc quản lý gặp khó khăn:  “Máy tắc-tơ nông nghiệp rất hiệu quả với người nông dân, phù hợp điều kiện địa hình miền núi. Đây là xe máy chuyên dùng, bắt buộc phải có đăng ký, đăng kiểm theo quy định. Tuy nhiên, đa số máy này đều nhập khẩu đã qua sử dụng nên giấy tờ không đủ điều kiện để đăng ký đăng kiểm. Khi phát hiện có vi phạm thì chúng tôi cũng khó vì không thể giữ giấy tờ để xử lý”.

Không chỉ xe tắc-tơ, trên nhiều tuyến đường tại Bắc Kạn thậm chí cả những tuyến phố đông đúc, cũng không khó để bắt gặp những chiếc xe tải hoặc xe ben chở gỗ rừng trồng được chằng buộc khá sơ sài. Đã có một số trường hợp cây gỗ rơi khỏi thùng hàng khi xe qua đoạn đường xấu nhưng lực lượng chức năng rất khó xử lý do hầu hết các xe chở gỗ này đều không vi phạm quy định tải trọng hay chiều cao hàng hóa.

Hiện các văn bản quy phạm pháp luật ở nội dung này còn mang định tính, chưa quy định cụ thể tiêu chuẩn kỹ thuật, quy cách chằng buộc, gia cố. Chính vì vậy, việc chằng buộc đảm bảo an toàn hay không phụ thuộc đánh giá theo cảm tính và lực lượng chức năng thường chỉ có thể xử lý nếu chủ phương tiện không thực hiện hoặc đã xảy ra vụ việc mất an toàn.   

Đại úy Nguyễn Việt Hưng, Đội phó Đội Tham mưu, Phòng CSGT Công an tỉnh Bắc Kạn cho biết: “Để đảm bảo an toàn với xe chở gỗ rừng trồng, chúng tôi đẩy mạnh công tác tuyên truyền từ người dân, lái xe đến chủ phương tiện về chấp hành nghiêm quy định pháp luật cũng như văn bản pháp luật về vận chuyển hàng hóa nêu trên, từ khi xuất bãi phải kiểm tra kỹ. Lực lượng Công an sẽ tăng cường việc kiểm tra với phương tiện vận chuyển hàng hóa là gỗ để hạn chế thấp nhất nguy cơ mất an toàn, tai nạn giao thông từ các loại phương tiện này”./.