>  休闲 > Phát triển du lịch nông thôn gắn xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hoá
Phát triển du lịch nông thôn gắn xây dựng nông thôn mới ở Thanh Hoá2024-10-22 19:22:45

摘要:Khơi dậy tiềm năng, phát huy lợi thế về du lịch biển, làng nghề, văn hóa... tỉnh Thanh Hoá đẩy mạnh

Khơi dậy tiềm năng,áttriểndulịchnôngthôngắnxâydựngnôngthônmớiởThanhHoá phát huy lợi thế về du lịch biển, làng nghề, văn hóa... tỉnh Thanh Hoá đẩy mạnh phát triển du lịch nhằm nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn.

Phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm để góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Thanh Hoá. Từ đó, khơi dậy tiềm năng, lợi thế của khu vực nông thôn, gắn với phát triển du lịch cộng đồng, điểm du lịch nông thôn, đồng thời đa dạng các ngành nghề dịch vụ nông thôn để tăng thu nhập của người nông dân… góp phần phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

Khu vực nông thôn tỉnh Thanh Hóa là vùng rộng lớn với nhiều loại địa hình đan xen khác nhau, bao gồm núi, trung du, đồng bằng và ven biển. Địa hình núi và trung du phân bố ở 11 huyện miền núi phía Tây của tỉnh, là nơi có điều kiện thuận lợi phát triển các loại cây lâm sản, cây ăn trái, cây công nghiệp. Nơi đây cũng có nhiều cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, nhiều hang, động, rừng, hồ, khí hậu trong lành, mát mẻ và là nơi cư trú, sinh sống của nhiều loài động, thực vật đặc hữu, quý hiếm như: Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Pù Hu; rừng và hồ Bến En, Khu Bảo tồn thiên nhiên Cửa Đạt - Xuân Liên…

Thanh Hoá 3
Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, Thanh Hoá.

Đặc biệt, Thanh Hóa sở hữu 120 km bờ biển với những bãi tắm nổi tiếng như: Sầm Sơn, Hải Tiến, Hải Hoà... nên đã trở thành điểm du lịch rất hấp dẫn, thu hút đông đảo khách du lịch trong và ngoài nước.

Bên cạnh lợi thế về địa lý tự nhiên, các tiềm năng khác cho phát triển du lịch nông thôn của tỉnh cũng rất đa dạng và phong phú.

Thanh Hóa được biết đến như là vùng đất “địa linh nhân kiệt” với bề dày lịch sử hào hùng và truyền thống văn hóa đặc sắc. Tỉnh có trên 1.535 di tích văn hóa lịch sử, trong đó có 854 di tích được xếp hạng, với 01 Di sản văn hóa thế giới, 05 di tích Quốc gia đặc biệt, 139 di tích Quốc gia và 709 di tích cấp tỉnh. Đặc biệt có những cụm di tích lớn có giá trị cao về ý nghĩa lịch sử như Thành Nhà Hồ, Khu Di tích văn hóa lịch sử Lam Kinh, đền Bà Triệu...

Ngoài ra, hệ thống văn hóa phi vật thể của Thanh Hóa cũng rất đa dạng và đặc sắc, từ các loại hình nghệ thuật, các điệu hò đến các làn điệu dân ca, dân vũ như hò sông Mã, hát xẩm xoan, múa đèn Đông Anh, trò diễn Xuân Phả, múa xòe… Đó là những điều kiện rất thuận lợi để xây dựng và cung cấp cho du khách nhiều sản phẩm, dịch vụ khi tham gia vào hoạt động du lịch nông thôn.

Thực hiện Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới, tỉnh Thanh Hoá mới đây đã ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình giai đoạn 2023 - 2025 và kế hoạch hàng năm. Bên cạnh đó, tỉnh cũng tổ chức tập huấn kiến thức phát triển du lịch nông thôn cho chủ cơ sở và lao động du lịch nông thôn trên địa bàn; chỉ đạo các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch nông thôn xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện chương trình.

Thanh Hoá lựa chọn nhiều mô hình điểm du lịch và du lịch cộng đồng có tiềm năng để xây dựng thành các điểm du lịch OCOP như: Mô hình phát triển du lịch cộng đồng thác Mây; Mô hình tại xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành; Mô hình phát triển du lịch cộng đồng bản Đôn, xã Thành Lâm, huyện Bá Thước; Mô hình phát triển du lịch thác Đồng Quan, xã Hoá Quỳ, huyện Như Xuân; Mô hình phát triển du lịch hồ Cửa Đạt và Mô hình du lịch cộng đồng bản Mạ, huyện Thường Xuân; Khu dịch vụ thương mại tổng hợp Yên Trung, xã Yên Trung, huyện Yên Định; Khu Danh thắng núi Kim Sơn, xã Vĩnh An, huyện Vĩnh Lộc...

Mục tiêu đến hết giai đoạn 2021 - 2025, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có từ 5 điểm du lịch nông thôn được công nhận OCOP gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái của địa phương.

Điển hình như: Mô hình chuỗi giá trị sản phẩm chế biến từ cáy tại Hợp tác xã sản xuất, kinh doanh và dịch vụ nông nghiệp Quảng Phúc, huyện Quảng Xương; Mô hình phát triển du lịch thác Hươu, xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa; Mô hình phát triển chuỗi du lịch nông nghiệp, nông thôn liên kết các điểm đến, hình thành tour du lịch Pù Luông gắn với nông nghiệp, nông thôn tại huyện Bá Thước; Mô hình phát triển chuỗi du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với du lịch cộng đồng bản Hang xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa...

Ông Cao Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh Thanh Hoá cho biết, thời gian tới, Thanh Hóa sẽ tiếp tục tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: Nâng cấp, đầu tư phát triển điểm du lịch nông thôn gắn với việc thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, bố trí không gian phù hợp tiềm năng phát triển du lịch, vừa bảo tồn bản sắc truyền thống vừa đảm bảo điều kiện nghỉ dưỡng thuận tiện cho du khách.

Quan tâm phát triển nguồn nhân lực du lịch nông thôn có chất lượng cao, giúp du khách có được sự trải nghiệm văn hoá, thiên nhiên trọn vẹn. Xây dựng văn hóa du lịch chuyên nghiệp, thân thiện, an toàn và văn minh, quyết tâm đưa du lịch nông thôn Thanh Hóa ngày càng phát triển bền vững.

Việt Nam hùng cườngMáy bay cất cánh phải có gia tốc ở giai đoạn lấy đàMáy bay cất cánh phải có gia tốc ở giai đoạn lấy đà Điểm đột phá để hiện thực hóa “cuộc cách mạng số”Điểm đột phá để hiện thực hóa “cuộc cách mạng số” ‘Việt Nam ước tính có 20 tỷ phú’‘Việt Nam ước tính có 20 tỷ phú’ Nghịch lí của doanh nghiệpNghịch lí của doanh nghiệp Kỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượngKỷ nguyên Vươn mình: Quốc gia phải giàu có, thịnh vượng