Vì sao 12 dự án cao tốc Bắc

来源:怨女旷夫网 作者: 2024-10-21 19:01:38

Giao Bộ GTVT là đầu mối thực hiện 12 dự án cao tốc Bắc - Nam

TheìsaodựáncaotốcBắo báo cáo của Bộ GTVT, Chính phủ vừa tiếp tục gửi lại tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025. Đây là tờ trình lần thứ 4 về dự án kể từ tháng 9/2021 tới nay. Chính phủ đặt mục tiêu ưu tiên bố trí vốn để đưa 12 dự án thành phần còn lại của cao tốc Bắc - Nam cơ bản hoàn thành vào năm 2025.

Điểm mới nhất tại tờ trình lần này, thay vì đề xuất giao địa phương có đủ năng lực, kinh nghiệm về quản lý đầu tư xây dựng công trình và có văn bản đề xuất được thực hiện đầu tư dự án thành phần thuộc địa giới hành chính của địa phương đó, Chính phủ đề xuất Bộ GTVT là đầu mối tổ chức thực hiện dự án, trừ các dự án trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội có đề xuất riêng.

Căn cứ vào quy hoạch được phê duyệt và các dự án giao thông đang triển khai, phạm vi đầu tư đi qua 12 tỉnh, thành phố với tổng chiều dài khoảng 729km được chia thành 12 dự án thành phần, gồm: Bãi Vọt - Hàm Nghi (36km), Hàm Nghi - Vũng Áng (54km), Vũng Áng - Bùng (58km), Bùng - Vạn Ninh (51km), Vạn Ninh - Cam Lộ (68km), Quảng Ngãi - Hoài Nhơn (88km), Hoài Nhơn - Quy Nhơn (69km), Quy Nhơn - Chí Thạnh (62km), Chí Thạnh - Vân Phong (51km), Vân Phong - Nha Trang (83km), Cần Thơ - Hậu Giang (37km), Hậu Giang - Cà Mau (72km). Toàn bộ 12 dự án thành phần sử dụng vốn đầu tư công.

Về hình thức đầu tư, Chính phủ vẫn giữ nguyên đề xuất đầu tư toàn bộ 12 dự án thành phần dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 theo hình thức đầu tư công. Sau khi hoàn thành sẽ nhượng quyền thu phí để thu hồi vốn nhà nước.

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án thành phần khoảng 146.990 tỷ đồng. Trong đó, chi phí xây dựng và thiết bị khoảng hơn 95.800 tỷ đồng, chi phí GPMB, tái định cư khoảng hơn 19.000 tỷ đồng.

“Trên cơ sở tiến độ triển khai, giai đoạn 2021 - 2025 cần bố trí khoảng 119.666 tỷ đồng (khoảng 81,4% tổng mức đầu tư), phần còn lại hơn 27.300 tỷ đồng chuyển tiếp bố trí giai đoạn 2026 - 2030.

Chính phủ cũng đặt ra lộ trình thực hiện dự án gồm: chuẩn bị dự án năm 2021 - 2022; thiết kế kỹ thuật, dự toán và giải phóng mặt bằng tái định cư năm 2022 - 2023; khởi công năm 2023 và cơ bản hoàn thành năm 2025.

Với tiến độ trên, trường hợp không phát sinh các tình huống phức tạp, đến cuối năm 2025 có thể thông xe kỹ thuật toàn bộ các dự án thành phần và đưa vào khai thác một số đoạn tuyến. Còn các đoạn có yêu cầu kỹ thuật phức tạp (xây cầu, hầm lớn, nền đường phải xử lý đất yếu...) sẽ hoàn thành đưa vào khai thác năm 2026.

Vì sao chỉ làm 4 làn xe thay vì 6 làn xe như quy hoạch?

Tại Tờ trình của Chính phủ gửi đến Quốc hội mới đây, quy mô đầu tư tuyến cao tốc được đề xuất phân kỳ 4 làn xe với bề rộng mặt đường 17m.

Lý giải về đề xuất này, Chính phủ cho biết, theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông có quy mô cơ bản 6 làn xe, khu vực cửa ngõ các trung tâm kinh tế - chính trị lớn quy mô 8 - 10 làn xe, đoạn Cần Thơ - Cà Mau quy mô 4 làn xe.

Căn cứ kết quả dự báo nhu cầu vận tải, quá trình hoàn chỉnh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu nhiều phương án về quy mô đầu tư như: Đầu tư hoàn chỉnh ngay theo quy mô quy hoạch được duyệt; Phân kỳ đầu tư theo quy mô 2 làn xe, quy mô 4 làn xe (bề rộng nền đường là 24,75m) và quy mô 4 làn xe (bề rộng nền đường 17m).

Theo tính toán, trường hợp đầu tư ngay dự án theo quy mô quy hoạch, sơ bộ tổng mức đầu tư khoảng 235.000 tỷ đồng, rất khó khăn trong cân đối nguồn lực, hiệu quả đầu tư không cao do giai đoạn đầu đưa vào khai thác nhu cầu vận tải chưa lớn.

“Phương án đầu tư phân kỳ với quy mô 2 làn xe, tổng mức đầu tư sẽ thấp hơn. Song, quy mô này chưa đáp ứng đúng tiêu chuẩn khai thác đường bộ cao tốc. Trong bối cảnh hầu hết các tuyến đường bộ cao tốc đều có quốc lộ song hành, cao tốc sẽ khó đảm bảo tính cạnh tranh và thu hút các phương tiện nếu chỉ có quy mô 2 làn xe”, báo cao phân tích.

Riêng phương án đầu tư phân kỳ theo quy mô 4 làn xe (bề rộng nền đường 24,75m) được đánh giá cơ bản phù hợp với nhu cầu vận tải. Tuy nhiên nhưng tổng mức đầu tư khá lớn, ước khoảng 192.000 tỷ đồng, rất khó khăn cho việc cân đối nguồn vốn.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá ưu, nhược điểm, Chính phủ kiến nghị đầu tư phân kỳ mặt cắt ngang quy mô 4 làn xe (bề rộng nền đường 17m), toàn bộ các yếu tố hình học, kỹ thuật khác đáp ứng tiêu chuẩn đường cao tốc với tốc độ thiết kế 100 - 120km/h. Theo phương án này, tổng mức đầu tư của dự án khoảng 146.990 tỷ đồng.

Mức đầu tư này là phù hợp trong bối cảnh nguồn lực nhà nước còn khó khăn, phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn, đảm bảo hiệu quả đầu tư.

“Quy mô đầu tư giai đoạn phân kỳ phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế đường cao tốc và hướng dẫn thiết kế, tổ chức giao thông trong giai đoạn phân kỳ đầu tư đường cao tốc, bảo đảm khai thác an toàn, đáp ứng các tiêu chí hiện đại và nhu cầu vận tải đến khoảng năm 2045, bảo đảm thuận lợi khi thực hiện mở rộng trong giai đoạn hoàn chỉnh theo quy mô quy hoạch”, Tờ trình nêu.

Cũng theo phương án đề xuất, công tác GPMB sẽ thực hiện một lần theo đúng quy hoạch đã được phê duyệt với quy mô 6 làn xe, đoạn Cần Thơ - Cà Mau theo quy mô 4 làn xe./.