怨女旷夫网 > 热点>>Mục tiêu 5.000km cao tốc đến năm 2030 và xóa vùng “trắng” cao tốc Đông Nam Bộ

Mục tiêu 5.000km cao tốc đến năm 2030 và xóa vùng “trắng” cao tốc Đông Nam Bộ

2024-10-21 16:23:01 来源:怨女旷夫网 
Liên quan tới việc thực hiện quy hoạch ngành quốc gia về giao thông vận tải thời kỳ 2021-2030, tầm n

Liên quan tới việc thực hiện quy hoạch ngành quốc gia về giao thông vận tải thời kỳ 2021-2030,ụctiêukmcaotốcđếnnămvàxóavùngtrắngcaotốcĐôngNamBộ tầm nhìn 2050, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết quy hoạch giao thông phải mang tính đột phá trong những năm tới.

“Quy hoạch ngành quốc gia về giao thông vận tải sẽ từng bước đồng bộ, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Do đó, những công trình dự án được đầu tư phải có tính liên kết, khai thác tiềm năng thế mạnh để phát triển kinh tế-xã hội, từng bước giải quyết cho những vùng khác”, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói.

Tuy nhiên, trong điều kiện vốn ngân sách Trung ương chỉ đáp ứng được một phần và mang tính khơi nguồn, hàng loạt các dự án cao tốc thời kỳ 2021-2030 được đầu tư mới sẽ phải huy động nhiều nguồn vốn đi kèm với các cơ chế, chính sách mới có thể hoàn thành mục tiêu số kilômét cao tốc đề ra.

5.000km đường cao tốc phân bổ khắp Bắc, Trung, Nam và Tây Nguyên

Theo báo cáo của Bộ GTVT, đến nay, cả nước có 1.163km đường bộ cao tốc, dự kiến đến năm 2023 sẽ hoàn thành khoảng 916km đang đầu tư, nâng tổng số đường bộ cao tốc trong cả nước lên 2.079km, đến năm 2025 sẽ có khoảng 3.000km và năm 2030 là 5.000km.

Để đạt mục tiêu có khoảng 5.000km vào năm 2030, dự thảo Tờ trình phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030 của Bộ GTVT cũng đưa ra mục tiêu đầu tư hoàn thành thêm hàng loạt các tuyến đường bộ cao tốc.

Cụ thể, vùng Trung du và miền núi phía Bắc đầu tư 5 tuyến cao tốc (Chợ Mới-Bắc Kạn, tuyến nối TP Hà Giang với Nội Bài-Lào Cai, Hòa Bình-Mộc Châu-Sơn La, Đồng Đăng-Trà Lĩnh, Phú Thọ-Chợ Bến).

Vùng đồng bằng sông Hồng đầu tư đường vành đai 4, 5-vùng Thủ đô. Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung sẽ làm tuyến cao tốc Vinh-Thanh Thủy.

Vùng Tây Nguyên đầu tư 4 tuyến cao tốc (Tân Phú-Bảo Lộc, Bảo Lộc-Liên Khương, Buôn Ma Thuột-Vân Phong, Quy Nhơn-Pleiku).

Vùng Đông Nam Bộ làm 8 tuyến đường bộ cao tốc (Dầu Giây-Tân Phú, Biên Hòa-Vũng Tàu, Chơn Thành-Đức Hòa, TP Hồ Chí Minh-Chơn Thành, TP Hồ Chí Minh-Mộc Bài, Gò Dầu-Xa Mát, vành đai 3, 4-vùng TP Hồ Chí Minh).

Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đầu tư 8 tuyến đường bộ cao tốc (Cần Thơ-Sóc Trăng-Trần Đề, Sóc Trăng-Bạc Liêu-Cà Mau, Châu Đốc-Cần Thơ, Mỹ An-Cao Lãnh, An Hữu-Cao Lãnh, Cao Lãnh-Lộ Tẻ-Rạch Sỏi, Hà Tiên-Rạch Giá, Hồng Ngự-Trà Vinh).

Với quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, phía Bộ GTVT kỳ vọng cơ bản kết nối thuận lợi, từng bước xóa bỏ các hạn chế về điều kiện địa lý giữa các vùng, miền, khu vực, cho phép rút ngắn thời gian đi lại cũng như thay đổi khái niệm về không gian giữa các địa phương, tạo động lực thúc đẩy nhanh quá trình đô thị hóa tại các khu vực kém phát triển, góp phần mở rộng không gian, chia sẻ và giảm áp lực cho các đô thị lớn.

Xóa vùng “trắng” cao tốc, kéo Đồng bằng sông Cửu Long về gần hơn

Dù hệ thống đường cao tốc của Việt Nam được quy hoạch và định hướng phát triển từ khá sớm, nhưng việc đầu tư chưa đạt mục tiêu đề ra.

Nhiều người cho rằng, việc xây dựng đường cao tốc tại Việt Nam trong thời gian vừa qua giống như một cỗ xe rất cần tốc độ, nhưng lại không thể bốc lên được như mong đợi.

Một hạn chế rất lớn nữa của mạng đường cao tốc Việt Nam là việc phân bố không đồng đều giữa các vùng, miền, đặc biệt là tình trạng “trắng” cao tốc tại các vùng kinh tế động lực như Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long vùng có vị trí chính trị quan trọng như Tây Nguyên, Tây Bắc.

Các chuyên gia kinh tế và giao thông cho rằng, một trong những điểm nghẽn chính khiến khu vực Đồng bằng sông Cửu Long chưa thể cất cánh là do hạ tầng giao thông tại khu vực này rất yếu, nhất là việc thiếu vắng một tuyến đường cao tốc trục dọc nối từ Cần Thơ tới TP.HCM, khiến chi phí logistics tại khu vực tăng cao.

Trong 2 năm qua, Đồng bằng sông Cửu Long đã bắt đầu được quan tâm đầu tư về hạ tầng giao thông, nhưng như vậy vẫn là chưa đủ. Hàng loạt tuyến cao tốc trục dọc, trục ngang, đường ven biển cần được tiếp tục đầu tư sớm, nếu không sẽ trở thành điểm nghẽn lớn cho phát triển.

Được biết, đây cũng là điều mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính liên tục lưu ý Bộ GTVT trong quá trình xây dựng và hoàn thiện “Báo cáo thực hiện xây dựng đường bộ cao tốc giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030”.

“Kế hoạch đầu tư cần hợp lý giữa các vùng, miền, nhất là Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Trung bộ, những vùng động lực; phải có trọng tâm, trọng điểm (tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, các tuyến vành đai của TP. Hà Nội và TP.HCM) và lộ trình phù hợp để phát huy cao nhất hiệu quả đầu tư”, Thủ tướng lưu ý.

Phân cấp, ủy quyền mạnh mẽ cho các địa phương thu xếp vốn

Phía Bộ GTVT cũng đưa ra tính toán về nhu cầu vốn đầu tư các tuyến cao tốc; trong đó giai đoạn giai đoạn 2021-2025 cần khoảng 350.936 tỷ đồng, trong đó ngân sách Nhà nước khoảng 219.523 tỷ đồng, vốn huy động ngoài ngân sách khoảng 131.413 tỷ đồng. Giai đoạn 2026-2030 khoảng 395.670 tỷ đồng, gồm: Ngân sách Nhà nước 209.164 tỷ đồng, huy động ngoài ngân sách 186.506 tỷ đồng.

Để huy động đủ nguồn vốn đáp ứng yêu cầu thực hiện quy hoạch, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ tập trung nguồn lực để đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông bằng ngân sách Nhà nước hàng năm đạt 3,5-4,5% GDP, trong đó ưu tiên hỗ trợ tham gia các dự án PPP kém hấp dẫn nhưng đem lại hiệu quả kinh tế-xã hội cho các khu vực khó khăn; tiếp tục thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ quốc tế.

Nguồn vốn ngân sách sẽ sử dụng nguồn lực Nhà nước phân bổ theo đầu tư công trung hạn, cân đối bổ sung từ nguồn vượt thu, nguồn dự phòng đầu tư công, nguồn vốn cân đối từ ngân sách địa phương đồng thời cần sử dụng nguồn thu phí trên các tuyến đường bộ cao tốc do Nhà nước đầu tư.

Chính phủ cần hình thành gói tín dụng để hỗ trợ vay vốn cho các dự án giao thông đầu tư theo hình thức PPP và bổ sung các dự án đường bộ cao tốc vào đối tượng được vay vốn tín dụng ưu đãi theo quy định tại Nghị định 32/2017/NĐ-CP về tín dụng đầu tư của Nhà nước và mở rộng cho một số ngân hàng thương mại cổ phần.

Ngoài ra, Chính phủ thực hiện phân cấp, ủy quyền mạnh mẽ cho các địa phương tổ chức triển khai đầu tư hạ tầng giao thông theo cơ chế như địa phương tự cân đối kinh phí và tổ chức thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, tái định cư.

Nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước (ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương) không bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng, tái định cư và không vượt quá 50% tổng mức đầu tư của dự án…

Đặc biệt, các địa phương nghiên cứu, triển khai cơ chế thu từ khai thác quỹ đất hai bên tuyến đường bộ, để huy động nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông…/.

新闻看点
  • 三国暴走pk版手游官方下载
    三国暴走pk版是一款以三国为题材的卡牌游戏。告别传统卡牌,将武将英雄们形象化的以人物呈现!每一个动作都为你精心设计,三国暴走势必将带给你最身临其境的三国卡牌游戏!赶快来2265安卓网体验吧!三国暴走手 浏览全文>>
  • 竞速西湖龙坞!今天,省自行车联赛在西湖开赛!
    一叶香茗富山乡,画外龙坞名远扬。10月24日上午,由浙江省体育局主办,浙江省体育竞赛中心、杭州市西湖区文化和广电旅游体育局、杭州市西湖区转塘街道办事处承办,杭州之江经营管理集团有限公司、杭州市西湖区转 浏览全文>>
  • 虎牙高清转播斯诺克欧洲大师赛,新老对手PK,一睹名将风采
    斯诺克欧洲大师赛资格赛正在如火如荼地进行中,根据赛程安排,德国大师赛即将迎来尾声。本届德国大师赛,TOP16选手悉数参赛,80五虎75三杰无一例外。虎牙直播全程高清转播,为百万水友第一时间展现球场上的 浏览全文>>
  • 这一次,亚运梦想在四川广元绽放……
    10月15日,是圆梦的好日子。在连绵的阴雨之后,四川广元的秋意已浓,但在四川广元朝天区沙河镇小学里,却洋溢着阵阵暖意。这一天,亚运足球梦想圆梦行动在这里举行。杭州亚运会官方合作伙伴吉利控股集团向广元市 浏览全文>>
  • sd敢达无限手机版下载
    sd敢达无限官网版是一款经典的策略系动作对战元素机甲手游,游戏内含有众多的科幻元素,展现了超多精彩的战役,在这里玩家可以带领自己的部队对抗敌人,还有超多精彩的游戏细节等你来体验!快来2265手游网获取 浏览全文>>
版权与免责声明:
①凡本网注明"来源:怨女旷夫网综合"的所有作品,均由本网编辑搜集整理,并加入大量个人点评、观点、配图等内容,版权均属于怨女旷夫网,未经本网许可,禁止转载,违反者本网将追究相关法律责任。
②本网转载并注明自其它来源的作品,目的在于传递更多信息,并不代表本网赞同其观点或证实其内容的真实性,不承担此类作品侵权行为的直接责任及连带责任。其他媒体、网站或个人从本网转载时,必须保留本网注明的作品来源,并自负版权等法律责任。
③如涉及作品内容、版权等问题,请在作品发表之日起一周内与本网联系,我们将在您联系我们之后24小时内予以删除,否则视为放弃相关权利。
热门小说