您当前的位置:首页 > 百科

Thi tốt nghiệp THPT: Đề thi Ngữ văn không bất ngờ, cũng không nhiều hứng thú

发布时间:2024-10-21 19:35:01

Sáng nay (27/6),ốtnghiệpTHPTĐềthiNgữvănkhôngbấtngờcũngkhôngnhiềuhứngthú hơn 1 triệu thí sinh cả nước vừa hoàn thành bài thi môn Ngữ văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024. Đây cũng là năm cuối cùng thi tốt nghiệp THPT theo chương trình GDPT 2006.

Nhận định về đề thi môn Ngữ văn, TS. Trịnh Thu Tuyết, giáo viên Ngữ văn tại Hà Nội cho rằng, đề thi chính thức môn Ngữ văn bám sát cấu trúc của đề thi tham khảo do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.

Cụ thể phần I, đọc hiểu (3 điểm) gồm 4 câu hỏi phân loại theo các mức độ nhận thức. Hai câu đầu (câu 1 và 2) đều là câu hỏi dừng ở mức độ nhận biết về một chi tiết đã hiện hữu trong nội dung văn bản, đó cũng là dạng câu hỏi giúp thí sinh có thể dễ dàng đạt mức điểm tối đa. Vẫn như những năm trước, những câu hỏi nhận biết về nội dung văn bản thực chất chỉ cần “nhận biết” và chép lại một chi tiết của đoạn trích, đó là yêu cầu có thể thực hiện quá mức dễ dàng.

Câu 3 là câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng vốn hiểu biết về kiến thức tiếng Việt, về văn chương, nghệ thuật và cuộc sống để diễn giải được giá trị biểu đạt và biểu cảm của phép so sánh liên tưởng giữa dòng chảy của con sông với lịch sử sáng tạo nghệ thuật trong đoạn trích. Khi có vốn hiểu biết nhất định về thiên nhiên, cuộc sống, văn chương…, thí sinh hoàn toàn có thể phân tích và chỉ ra sự tiếp nối, kế thừa, thay đổi từ dòng chảy của con sông tới lịch sử sáng tạo nghệ thuật khi những khúc sông sau tiếp nối nhịp chảy, phù sa, sắc nước từ những khúc sông trước những lại vươn mình tới những bến bờ mà khúc sông trước chỉ mới ước ao, hoặc thậm chí chưa từng nghĩ tới - đây là câu hỏi cần có sự sâu sắc của tư duy và trải nghiệm.

Câu hỏi số 4 là câu vận dụng cao, yêu cầu thí sinh rút ra bài học về lối sống cho bản thân từ suy ngẫm của tác giả trong đoạn trích: “Nếu tách rời từng giọt nước ra khỏi sự thống nhất của đại dương thì chúng ta chỉ nhìn thấy những giọt nước nhỏ bé, đơn độc và dần dần biến mất”. Suy ngẫm của tác giả Nguyễn Quang Thiều xuất phát từ một sự thật hiển nhiên của tự nhiên và cuộc sống, do đó thí sinh sẽ không khó khi tìn thấy thông điệp, bài học cho lối sống của bản thân mình, đó là bài học về sự tồn tại có ý nghĩa khi gắn kết giữa cá nhân với cộng đồng. Đây là câu hỏi có khả năng phân loại học sinh tương đối tốt khi hướng trả lời, cách lập luận phụ thuộc nhiều vào tư duy và bản lĩnh độc lập, tự chủ của học sinh.

TS Trịnh Thu Tuyết đánh giá, các câu hỏi đọc hiểu rất vừa sức với học sinh, đảm bảo đúng các mức độ nhận thức, có ý nghĩa thực tế với cách sống của các em sau này.

Phần II- Làm văn (7,0 điểm), đề thi vẫn giữ nguyên cấu trúc quen thuộc, gồm 2 phần: Viết đoạn văn nghị luận xã hội (2,0 điểm) và bài nghị luận văn học (5,0 điểm).

Câu 1 (2,0 điểm), câu lệnh đã cung cấp đầy đủ và chính xác các yêu cầu cụ thể để thí sinh có thể viết một đoạn văn với dung lượng khoảng 200 chữ về một khía cạnh của vấn đề rút ra từ đoạn trích của phần đọc hiểu, đó là yêu cầu “Viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của sự tôn trọng cá tính”.

"Yêu cầu của câu viết đoạn văn nghị luận xã hội ít nhiều có thể tạo bất ngờ và hứng thú cho thí sinh khi làm bài, khi yêu cầu các em luận bàn về “ý nghĩa của sự tôn trọng cá tính” - vấn đề tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng cá tính và tư duy độc lập lâu nay vẫn thường được đề cao trong các bài giảng hoặc đề tài thảo luận, nhưng thực tế, đó vẫn là sự bức bối của không ít người trong thực tế cuộc sống hàng ngày.

Ngay trong thực tế ngàng giáo dục, bản thân những đề văn yêu cầu học sinh “trả bài” của thầy cô lại cho thầy cô, càng đúng ý thầy cô bao nhiêu, điểm càng cao bấy nhiêu, như bao lâu nay, vốn đã là sự triệt tiêu cá tính sáng tạo, là sự “ngưng chảy” của những dòng sông sáng tạo, là sự mài mòn cá tính.

Đề bài yêu cầu trình bày “suy nghĩ/ cảm nhận của anh/chị” nhưng đáp án lại là “suy nghĩ/ cảm nhận của thầy cô”, đó cũng là nguyên nhân sự trì trệ, nhàm chán trong tư duy, cách sống, cách nghĩ của nhiều lớp người thiếu vắng cá tính.

Có thể thấy đây là câu hỏi không mới nhưng khá thiết thực, tạo hứng thú với những học trò đang chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa mới mẻ của cuộc sống, nơi các em phải thể hiện năng lực và bản lĩnh cá nhân, thể hiện cá tính riêng của mình trong hành trình tới với thành công", cô Tuyết cho biết.

Về câu nghị luận văn học, TS Trịnh Thu Tuyết cho rằng, cấu trúc đề quen thuộc, trong đó câu lệnh thứ nhất là nội dung chính của bài nghị luận yêu cầu thí sinh phân tích 18 dòng đầu trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm; câu lệnh thứ hai mang tính khái quát và nâng cao khi yêu cầu thí sinh “nhận xét về sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ”.

Với mô hình câu nghị luận văn học hoàn toàn không thay đổi so với đề thi từ năm 2017 đến nay về thể loại, dung lượng ngữ liệu nghị luận, các yêu cầu nghị luận…, thí sinh có thể được rút kinh nghiệm rất nhiều từ những kì thi năm trước, không bất ngờ, nếu không nói về sự quá đỗi quen thuộc cũng làm giảm thiểu hứng thú. Thí sinh có thể phân tích đồng thời sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ ngay trong quá trình cảm nhận các giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ, hoặc tách thành hai luận điểm mạch lạc như yêu cầu của đề. Kiến thức và kĩ năng phân tích, cảm nhận, đánh giá… trong câu nghị luận văn học không hề khó với học trò, sau khi các em đã có cả một chặng đường học tập, ôn và luyện.

Và vẫn như đề thi các năm trước, hai câu lệnh của câu nghị luận văn học là sự tách bạch cơ học, khiên cưỡng, khiến thí sinh nếu nhập hai yêu cầu khi triển khai hệ thống luận điểm nghị luận thì có thể mất điểm, còn nếu tách riêng sẽ không tránh được sự nhàm lặp, bởi lẽ không chỉ khi phân tích đoạn thơ đầu trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm mà dù phân tích bất kì đoạn văn/ thơ của tác giả nào, cũng đều không thể tách rời hai bình diện nội dung và hình thức, khi mỗi nội dung đều thể hiện qua hình thức, và hình thức nào cũng mang tính nội dung. Sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ  thực chất là sự thể hiện phong cách thơ trữ tình - chính luận của nhà thơ, đó là điều rất cần làm rõ ngay khi phân tích từng câu thơ, ý thơ.

"Nên chăng, nếu muốn thí sinh đặc biệt quan tâm một khía cạnh nào đó của văn bản, hãy lồng hai yêu cầu vào một câu lệnh cho phù hợp với qui luật cảm thụ văn chương, ví dụ: “Trình bày cảm nhận của anh/ chị về sự kết hợp giữa cảm xúc và suy tư của Nguyễn Khoa Điềm trong đoạn thơ sau…”/ hoặc “Trình bày cảm nhận của anh/ chị về chất trữ tình – chính luận trong thơ Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn thơ sau…”!

Nhìn chung, đề thi Ngữ văn đảm bảo đúng các yêu cầu về nội dung, hình thức của một đề thi Tốt nghiệp THPT, cũng phù hợp với yêu cầu cho một kì thi cuối cùng của Chương trình Giáo dục ra đời cách đây gần hai thập kỉ. Hai phần Đọc hiểu và Làm văn trong đề đều theo mô hình cơ bản từ kì thi năm 2017 đến nay với cấu trúc, kiểu dạng và mức độ nhận thức trong các câu hỏi không có những bất ngờ vốn luôn bao hàm sự mới mẻ với thí sinh, không làm khó nhưng cũng không đem tới nhiều sự hứng thú, yếu tố vốn không nên thiếu khi tới với văn chương. Khả năng phân loại của đề vẫn là sự phân loại của các mức độ đọc hiểu và cảm thụ văn bản, sự phân loại được ghi nhận bởi cách đánh giá tinh tế, chính xác của giám khảo", TS Trịnh Thu Tuyết đánh giá và kỳ vọng rằng, bắt đầu từ sang 2025, khi thi theo Chương trình Giáo dục 2018, khi các ngữ liệu trong đề thi hoàn toàn là những văn bản bên ngoài sách giáo khoa, đề thi Ngữ văn trong kì thi TNTHPT 2025 sẽ đem lại nhiều hứng thú, thách thức và cơ hội cho các thí sinh yêu văn chương, ham hiểu biết, khám phá, có tư duy độc lập, không thích đi theo lối mòn.

Còn theo cô Nguyễn Thị Quỳnh Anh, giáo viên Ngữ văn tại Hà Nội, với đề thi này, học sinh trung bình có thể giải quyết được 5 – 6 điểm, học sinh khá có thể đạt được 7 điểm, mức 8.5  điểm trở lên có thể phân loại rõ ràng hơn đối tượng học sinh giỏi.

Như vậy, đề thi không những có thể kiểm tra, đánh giá được thực lực của đại trà học sinh chương trình phổ thông mà vẫn có thể dùng cho mục tiêu xét tuyển vào các trường đại học. 

Đây là năm cuối cùng các bạn học sinh sẽ thi theo chương trình cũ, cô Nguyễn Thị Quỳnh Anh gợi ý những học sinh chuẩn bị bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 cần có kế hoạch tự ôn tập khoa học và thực hiện một cách nghiêm túc, tự giác, xác định mục tiêu của mình, học đúng trọng tâm và chất lượng. Bên cạnh đó, các em cũng cần tăng cường luyện tập các dạng bài đọc hiểu, nghị luận xã hội và nghị luận văn học; Làm thật nhiều đề thi thử bám sát cấu trúc của đề thi để có sự chuẩn bị tâm lí tốt nhất.

声明:本文版权归原作者所有,转载文章仅为传播更多信息之目的,如作者信息标记有误,请第一时间联系我们修改或删除,谢谢。
标签:
63779
来顶一下
返回首页
返回首页
发表评论共有 49629 条评论
用户名: 密码:
今日头条
  • 梦幻战歌九游正式版下载
  • 最简朴把男同伙做出的女逝世
  • 女人的10种爱情要收,成功让外子敬仰
  • 爱情要有本则 献给女逝世的爱情规语
  • 玩具大对战破解版下载
  • 掀秘爱情中花心擅变的三种外子
  • 爱情先逝世:每个渣男面前皆有一个贵女
  • 女人讲爱情有甚么套路分享?
  • 三国神将录内购破解版下载
  • 爱情宝典:女人陶醉甚么样的大年夜大年夜叔?
  • 相关文章
    热门点击
  • 碧之轨迹手机金手指版下载
  • 情侣分足后最常做的五种辛酸“囧事”
  • 爱情身手:女人对外子最简朴动情的3个时辰
  • 女人要若何掌控爱情自动权
  • 我的旅行小家手机官方版下载
  • 爱情中的女人必需收略:外子多么做才是真正对您好
  • 女逝世最简朴被甚么骗:廉价的激动
  • 女逝世第一次睹男同伙家少需供注重些甚么?
  • 沙巴克传奇之王者归来bt公益服下载
  • 最好的讲爱情身手 别让男同伙遁出您足心
  • 标签云
    吃鸡战场生存无敌版下载  90%以上的外子皆念睡那五种女人  爱情后,理应会体验的30件大事  外子:越依好越没有维护珍爱那段热忱  三国之刃手游果盘版下载  外子爱情微妙:外子约炮事真出于甚么心态?  真正爱您的人表如古细节里  两小我真心相爱肯定会有那4种暗示  魔法之剑起源无限金币下载  越是爱您的外子越没有会正在乎的事  念外子真亲爱您,必教推托他那4个要供  外子喜好姐弟恋的来因 男答谢啥喜好姐弟恋  三国列传百度游戏下载  女人爱情必需读懂爱情的三门必建课  女人若何让外子没有竭爱自身  情侣之间截止挨骂的三个尽招  奇缘幻境手游复刻版下载  没有爱您的外子,微疑有4个纵情暗示  外子心田有出有您,那临近很关键!  女人最自然的动做,外子真的没有喜好!  大圣不归来手机版下载  女人细确讲爱情的格式  简朴被外子扔掉落踪的“剩余女”特点  男同伙喜好战异性玩暧昧若何办  酷酷爱魔兽海量版下载  爱情中外子厌弃您太粘人,那意味着甚么?  已婚中年女正好疼已婚男是出于甚么心态?  为甚么太懂事的女人爱情皆没有荣幸?  无限合战vip版下载  若何防范受愚婚,婚姻状况若何查询  外子心田出您的暗示,正在糊心中会多么对您  女人战离同外子讲爱情要注重那些细节  飘渺仙剑内购破解版下载  热恋期女人注重的禁区!爱情成败一瞬时  花心男跟渣男的区分 情场小黑要注重了  爱情中外子的三大年夜大年夜逝世穴 女人切切别碰  危机救援之钢铁海战手游下载  爱情心态:男答谢甚么会喜好姐弟恋?  小女逝世讲爱情需供留神老外子六句谎言  爱情防骗指北:看穿真正人的真里目 
    怨女旷夫网 | 网站内容来自网络,如有侵权请联系我们,立即删除! |