怨女旷夫网 > 探索>>Thách thức lớn trong việc đào tạo 50.000 kỹ sư vi mạch bán dẫn đến năm 2030

Thách thức lớn trong việc đào tạo 50.000 kỹ sư vi mạch bán dẫn đến năm 2030

2024-10-21 16:13:44 来源:怨女旷夫网 
Hiện nay, Chính phủ đặc biệt quan tâm việc đẩy mạnh hợp tác đầu tư, phát triển  ngành công nghiệp vi

Hiện nay,áchthứclớntrongviệcđàotạokỹsưvimạchbándẫnđếnnă Chính phủ đặc biệt quan tâm việc đẩy mạnh hợp tác đầu tư, phát triển  ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn ở Việt Nam, xây dựng đề án phát triển nguồn  nhân lực chất lượng cao với mục tiêu hình thành đội ngũ 50.000 kỹ sư cho đến năm  2030. Để xây dựng và triển khai được chương trình đào tạo phù hợp, đáp ứng mục  tiêu này, sáng 26/4, Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam (REV) và Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) phối hợp tổ chức Hội thảo “Chương trình đào tạo cho ngành Công nghiệp Vi mạch  bán dẫn đến năm 2030 - Thách thức và giải pháp”.

Phát biểu khai mạc chương trình, TS. Trần Đức Lai, Chủ tịch Hội Vô tuyến - Điện tử Việt Nam cho biết: “Chúng ta đang thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia, trong đó một số lĩnh  vực công nghệ đang phát triển nhanh chóng như AI, IoT, Điện toán đám mây, Dữ liệu lớn,  công nghệ 5G, 6G ... tất cả đều trên nền tảng quan trọng, không thể thiếu đó là vi mạch bán  dẫn. Chính phủ Việt Nam cũng đã xác định phát triển ngành Công nghiệp vi mạch bán dẫn  là mũi nhọn, để thực hiện thành công chiến lược này ngoài chiến lược và chính sách phát  triển đúng; đầu tư thích đáng, có trọng tâm, trọng điểm thì phát triển nguồn nhân lực là yêu  cầu cấp bách, mục tiêu là tới 2030 chúng ta cần có khoảng 50.000 kỹ sư trong lĩnh vực này”.

Cũng theo TS. Trần Đức Lai, hiện Việt Nam đang đứng thứ 9 toàn cầu về xuất khẩu hàng điện tử, và được quốc tế đánh  giá là nước có hệ sinh thái bán dẫn phát triển nhanh. Có thể khẳng định rằng công nghiệp  bán dẫn là ngành công nghiệp nền tảng, nó sẽ là ngành công nghiệp trọng yếu quốc gia  trong vòng 30 – 50 năm tới vì khi con người còn phát triển dựa trên thông tin, dựa trên dữ  liệu như một yếu tố đầu vào của sản xuất thì chip bán dẫn sẽ vẫn còn đóng vai trò trọng  yếu, còn có nhu cầu về xử lý dữ liệu tức còn có nhu cầu sử dụng chip bán dẫn. 

Tại hội thảo, PGS.TS. Nguyễn Phong Điền – Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội nhấn mạnh về yêu cầu nguồn nhân lực từ 30.000 – 50.000 phục vụ ngành kỹ sư vi mạch trước năm 2030 vừa là cơ hội, vừa là thách thức với các trường đại học trong việc xây dựng chương trình đào tạo.

“Dù các trường đại học lớn như Đại học Bách khoa Hà Nội, Bách khoa Hồ Chí Minh đã có kinh nghiệm trong đào tạo kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn, thế nhưng để đảm bảo chất lượng và số lượng trước sự bùng nổ về nhu cầu, trước sự đầu tư của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) thì sự chia sẻ và hợp tác giữa các trường về cách đào tạo, giảng dạy, nghiên cứu và thực hành cho ngành vi mạch cần phải được thực hiện một cách hiệu quả và đồng bộ”.

Do đó, theo PGS.TS. Nguyễn Phong Điền, việc xây dựng chương trình đào tạo càng phải được căn cứ vào nhu cầu thực tế về số lượng và chất lượng từ các doanh nghiệp, đó là việc đầu tiên cần làm. Từ đó các trường cần xác định trong 50.000 kỹ sư vi mạch có các khối kiến thức, kỹ năng sau 4 năm đào tạo có thể làm việc được, làm việc ở đâu trong lĩnh vực nào của vi mạch bán dẫn.

“Để việc nghiên cứu có hiệu quả thiết thực và bám sát nhu cầu thị trường, việc thực hành của sinh viên và nghiên cứu của giảng viên có vai trò quan trọng trong việc đào tạo các nguồn nhân lực chất lượng cần sự chung tay của các bên liên quan, các ban bộ ngành, các cơ quan, các doanh nghiệp lớn ở Hà Nội và TP.HCM”, PGS.TS Nguyễn Phong Điền nói.

PGS.TS. Hoàng Minh Sơn – Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nhấn mạnh hội thảo “Chương trình đào tạo cho ngành công nghiệp vi mạch  bán dẫn đến năm 2030 - Thách thức và giải pháp” diễn ra sát với thực tế đặt ra hiện nay.

Theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, hiện nay Bộ Khoa học Công nghệ (KHCN) đã ban hành Chiến lược KHCN tới năm 2030 xác định công nghiệp sản xuất chíp vi điều khiển, linh kiện bán dẫn là một trong những công nghệ lõi được định hướng  trong thập kỷ tới. Bộ TTTT đang xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp vi mạch bán  dẫn cho Việt Nam tới năm 2030 trong đó nêu rõ tầm nhìn, mục tiêu, lộ trình, giải pháp, các  chính sách ưu tiên… Bộ Kế hoạch Đầu tư có dự án phát triển nguồn nhân lực ngành công nghiệp bán  dẫn tới năm 2030 và định hướng tới năm 2045. Bộ GDDT cũng đã có nhiều chương trình, dự án  tới các trường trong toàn quốc liên quan tới đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho chiến lược này.

“Do đó, việc tập trung đào tạo kỹ sư cho ngành công nghiệp bán dẫn là một hướng đi chiến  lược, có yếu tố quyết định để có thể tận dung cơ hội tiếp cận, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế nhanh, bền vững, đồng thời cũng là yếu tố quan trọng để chúng ta  thực hiện chiến lược Make-in-Việt Nam. Nhận thức được vấn đề này, nhiều trường trên toàn quốc có chương trình đào  tạo liên quan tới vi mạch bán dẫn”, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn chia sẻ.

Tuy nhiên theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn, việc ra đời một ngành đào tạo mới không hề đơn giản.

“Mã ngành cũng chỉ là một con số, việc ra đời một ngành đào tạo mới phải như thế nào. Nó chỉ có 2 cách, một là ngành lớn phát triển quá mạnh, phạm vi về kiến thức, nền tảng khoa học quá rộng và phân nhánh nên chúng ta cần có một ngành đào tạo mới. Hai là ghép 2, 3 ngành ở hiện tại, chẳng hạn như ngành cơ điện tử là ngành lai ghép. Đồng thời việc đào tạo ngành mới không hề dễ dàng. Giảng viên ngành mới có không hay vẫn là các thầy cô là giảng viên mạch điện, điện tử, thiết kế… Và ngành mới sẽ có bao nhiêu trường có thể đào tạo được”, ông Hoàng Minh Sơn nói.

Thế nên theo ông Hoàng Minh Sơn yêu cầu đặt ra đó là phải có chương trình đào tạo, có nền tảng kiến thức, có chuẩn đầu ra thì mới xếp ngành được.

Bộ KH&CN nói gì về “bẫy” đào tạo nhân lực trong công nghiệp vi mạch bán dẫn?

VOV.VN - Ước tính đến năm 2030, Việt Nam cần khoảng 15.000 kỹ sư thiết kế, 35.000 kỹ sư làm việc trong các nhà máy sản xuất chip bán dẫn; đồng thời sẽ tạo ra 154.000 việc làm gián tiếp, đóng góp 360.000 tỷ đồng vào GDP.

新闻看点
  • 战双帕弥什无限内购版下载
    战双帕弥什无限钻石版是一款以未来科幻作为游戏主题的3d动作游戏,游戏采用二次元美少女作为游戏主要风格进行展现,游戏拥有完整的游戏背景以及精彩游戏玩法!游戏设定有非常多的趣味玩法!感兴趣的玩家快来226 浏览全文>>
  • 宁愿为爱掉落踪臂一切的星座女(为爱情奋没有顾身的女人)
    总有女孩宁愿为爱付出一切,总会掉落踪臂一切往爱,往等候爱。我们皆以为多么的女孩很愚,但那是深爱的暗示。假设他们爱得完全,便会掉落理性,贫途终路。有时分我们没有会把一切皆赌正在爱情上,而是老是理性天看 浏览全文>>
  • 2019年您会碰着甚么有缘人
    有缘有好几种,缘分没有竭皆是很微妙的对象。碰着有缘人的时分,经常会以为很冷静,以致有一种很早才会晤的以为,有缘人经常是没有成能会晤的。那末2019年您会碰着谁呢?测试立时便会知讲谜底。让我们一路成为缘 浏览全文>>
  • 测您娶给麦兜族的概率有多大年夜大年夜
    麦兜族做为草根阶级的代表经常会遭到他人的厌弃,特别是正在寻寻爱情的时分,麦兜族经常会有很多的范围,毕竟下场大年夜大年夜局部人皆是看前提选择爱情的。那末您娶给麦兜族的概率有多大年夜大年夜呢?测试一下便 浏览全文>>
  • 仙友请留步变态版下载
    仙友请留步私服是一款好玩经典的修真类手游,玩家在这里将扮演一位仙界门徒,完善的社交系统,支持多人聊天,可以在这里结交志同道合的朋友,快来2265手游网获取游戏下载链接,和你的盟友畅聊世界吧!仙友请留步 浏览全文>>
版权与免责声明:
①凡本网注明"来源:怨女旷夫网综合"的所有作品,均由本网编辑搜集整理,并加入大量个人点评、观点、配图等内容,版权均属于怨女旷夫网,未经本网许可,禁止转载,违反者本网将追究相关法律责任。
②本网转载并注明自其它来源的作品,目的在于传递更多信息,并不代表本网赞同其观点或证实其内容的真实性,不承担此类作品侵权行为的直接责任及连带责任。其他媒体、网站或个人从本网转载时,必须保留本网注明的作品来源,并自负版权等法律责任。
③如涉及作品内容、版权等问题,请在作品发表之日起一周内与本网联系,我们将在您联系我们之后24小时内予以删除,否则视为放弃相关权利。
热门小说