Cho dạy thêm học thêm trong trường học để tránh "càng cấm càng làm"?

知识Cho dạy thêm học thêm trong trường học để tránh "càng cấm càng làm"?已关闭评论 7阅读模式

1. Tôi bắt đầu đi học cách đây hơn 40 năm. Thời đó,ạythêmhọcthêmtrongtrườnghọcđểtránhquotcàngcấmcànglà học cấp 1 gần như rất nhẹ nhàng, chủ yếu học những gì trên lớp và mọi người không hề có khái niệm về học thêm. Đến tận bây giờ, kỷ niệm đọng lại trong tôi là vẫn là các buổi lên lớp của thầy cô với những bức tranh minh họa cho các bài thơ, bài giảng trên lớp và những buổi ngoại khóa cuốc đất, trồng rau ngay tại vườn trường. Rồi cả những lần cô giáo đến tận nhà thăm tôi ốm cũng như thăm hỏi nhiều bạn trong lớp khác. Và mỗi khi Tết đến, tôi vẫn nhớ cảm giác háo hức được bố chở trên chiếc xe đạp cũ kỹ, lốp buộc dây cao su chằng chịt đến chúc Tết thầy cô…

Lên cấp 2, chúng tôi bắt đầu đi học cả ngày. Buổi sáng, chúng tôi học các môn theo chương trình phổ thông và buổi chiều học các môn nâng cao mà bây giờ gọi là học thêm. Nhưng thực sự, thời chúng tôi việc học thêm một cách rất “vui vẻ”, không cảm thấy áp lực về bài vở. Ngoài những buổi học thêm, tuần nào chúng tôi cũng có buổi lao động ngoại khóa, tập văn nghệ, thể thao… mà hầu hết ai cũng vui vẻ, nhiệt tình tham gia.

Ngày đó, gia đình ai cũng nghèo nhưng bố mẹ không bị áp lực nhiều về các khoản tiền nộp học. Học thêm là do trường tổ chức mà tiền học phí cũng khá phù hợp với đại đa số gia đình nghèo như nhà tôi. Tôi còn nhớ, mẹ chỉ cần bán gánh rau hay một hai thúng lúa là đủ tiền nộp học cho tôi.

Lên cấp 3, các buổi “học thêm” của tôi và các bạn trong trường nhiều hơn, nhưng cũng là học ngay tại trường. Hiếm ai phải đi học thêm ở ngoài. Tiền học thêm cũng khá ít, chỉ chiếm phần rất nhỏ trong đồng lương công chức của bố tôi lúc bấy giờ. Có lẽ vì thế nên chúng tôi đi học không bị nhiều áp lực và không thấy bố mẹ “than phiền” về tiền học như bây giờ.

2. Khác với thời chúng tôi, các khoản thu đầu năm và tiền học thêm hiện nay đang là gánh nặng của đa số gia đình công nhân, viên chức và người lao động. Nhiều nơi, học sinh đã được miễn giảm học phí, kể cả phải đóng học phí thì số tiền vài chục ngàn tiền học phí không đáng gì so với số tiền học thêm từ vài triệu đến cả chục triệu mỗi tháng.

Mặc dù theo quy định của Bộ GD-ĐT và nhiều địa phương cũng đã ra các văn bản về chuyện cấm dạy thêm, học thêm, nhưng thực tế tình trạng này không giảm mà ngày càng nở rộ. Trước khi bước vào lớp 1, cha mẹ đã tìm các lớp “tiền lớp 1” để cho con học viết, học đọc trước, thậm chí đến nhà cô giáo lớp 1 dự kiến sẽ dạy con để “gửi gắm”. Bởi tâm lý nhiều người rằng, tất cả các bạn đều học trước, con mình không được học sẽ “chậm” hơn, sẽ tự ti khi đi học chính thức. Nhiều cha mẹ còn gửi con cho cô chủ nhiệm với mong muốn con sẽ được “quan tâm” hơn. Thế là từ lớp 1, ngoài việc học bán trú trên lớp, các con đã phải quay cuồng với lịch học thêm sau giờ học, học thêm cả ngày nghỉ ở nhà cô.

Càng các lớp cao hơn thì lịch học càng dày đặc. Nhiều con phải ăn bữa tối ngay trên xe của cha mẹ để đến lớp học thêm cho kịp giờ. Nhiều cha mẹ mỗi buổi chiều sau giờ làm lại cuống cuồng len lỏi qua các cung đường tắc nghẹt ở Thủ đô để đưa đón con đến các lớp học thêm. Hành trình đó như một cỗ máy, bố mẹ không kịp hỏi han chuyện học hành trên lớp hay sức khỏe của con như thế nào. Khi tan ca ở các lớp học thêm về đến nhà đã 9-10 giờ đêm, các con lại vội vàng tắm rửa, ăn uống chóng vánh để ngồi vào bàn giải quyết bài tập về nhà. Vậy nên, nhiều cha mẹ dù xót con phải học đến 11-12 giờ đêm, nhưng cũng không còn cách nào khác.

Còn ở các trường, khi có “lệnh cấm” của cơ quan quản lý thì việc tổ chức dạy thêm được tổ chức một cách “kín đáo” hơn, bằng cách liên kết với các trung tâm dạy học để học sinh ký vào đơn “tự nguyện” và chỉ “bổ sung kiến thức” ở những trung tâm đó. Sau giờ học ở trung tâm, nhiều học sinh còn đến nhà thầy cô dạy mình để học thêm. Đã có tình trạng, một số học sinh không học thêm ở nhà cô, khi kiểm tra không làm được bài vì dạng bài đó chỉ được học ở nhà cô. Vì thế, dù con có mệt và không muốn đi học thêm thì phụ huynh vẫn phải tự nguyện “nhờ” cô nếu không muốn con bị điểm thấp. Trong khi đó, ở đa số các trường học, lớp học hiện nay điểm số đang là yếu tố quan trọng bậc nhất đánh giá khả năng, trình độ của học sinh, thậm chí còn là "tiêu chí" đánh giá ý thức của các em trong học tập.

Phần nữa, đã có lệnh cấm và người đứng đầu các cơ sở giáo dục, cụ thể là hiệu trưởng phải có trách nhiệm giám sát và chịu trách nhiệm khi để xảy ra tình trạng dạy thêm, học thêm nhưng tình trạng này vẫn diễn ra nhan nhản. Thử hỏi, số vụ phát hiện và xử lý đếm được chỉ  trên đầu ngón tay? Đến nay đã có bao nhiêu người đứng đầu bị xử lý khi để xảy ra tình trạng dạy thêm, học thêm?

Cũng có lẽ một phần do quay cuồng với việc học thêm nên nhiều học sinh hiện nay thiếu hụt cơ bản kỹ năng sống. Mỗi ngày của các em đều được thực hiện theo một quy trình lập sẵn với học và học, đến ăn cũng phải vội vàng cho kịp giờ học. Đó cũng lý giải phần nào xảy ra ngày càng nhiều các vụ bạo lực học đường, học sinh ứng xử chưa đúng mực với người lớn, thầy cô mà đáng lẽ ra khi có kỹ năng sống, các em sẽ biết kiềm chế và có ứng xử linh hoạt hơn.

Tiền học thêm thực sự đang là gánh nặng của rất nhiều gia đình công nhân, viên chức và người lao động hiện nay. Một phần cũng do cha mẹ thiếu thông tin về học thêm như thế nào thì hiệu quả, mà cứ nghe nói nhà trường và thầy cô tổ chức thì mặc nhiên đăng ký cho con đi học. Phần nữa, lo ngại con không học sẽ không tiếp thu được kiến thức mà “chỉ ở chỗ học thêm mới được học”. Nhiều phụ huynh thấy con học thêm mà điểm thi chưa được như mong muốn, còn cho con học ở các trung tâm và thầy cô khác. Vì thế, việc cho con đi học tràn lan là phổ biến hiện nay, càng làm tăng gánh nặng “cơm áo gạo tiền” đối với nhiều gia đình.

3. Công bằng mà nói, dạy thêm học thêm không phải bây giờ mới diễn ra, mà có từ rất lâu, từ thời tôi đi học cách đây 30-40 năm, nhưng quan trọng là việc tổ chức học thêm, dạy thêm như thế nào để hiệu quả mới là điều cần bàn. Thực tế, học thêm cũng là nhu cầu của nhiều học sinh và gia đình, nhất là trong điều kiện chương trình học ngày càng khó, bố mẹ không đủ khả năng và phương pháp hỗ trợ con.

Vì thế, thay vì quy định cấm học thêm, dạy thêm một cách cứng nhắc thì nên có sự linh hoạt để việc học thêm, dạy thêm đạt được hiệu quả về nhiều mặt. Bởi thực tế cấm nhưng tình trạng này lại ngày càng phổ biến, dưới nhiều hình thức “lách” quy định, càng làm khó cho học sinh và phụ huynh tiếp cận thông tin về học tập một cách chính thống.

Thay vì cấm, nên để nhà trường trình các phương án dạy thêm, học thêm phù hợp với điều kiện, chất lượng học sinh của trường, cũng như mức thu tiền học thêm. Nên xem xét quy định ở cấp nào thì nên tổ chức dạy thêm, học thêm. Chẳng hạn, với học sinh cấp 1, có thể không cần đến việc học thêm, vì các em học bán trú cả ngày, trong khi ở cấp học này chương trình học cũng đang ở mức độ vừa phải, nên chú trọng hơn việc dạy cho các em kỹ năng sống và các hoạt động vui chơi, tập thể.

Ở cấp 2 và cấp 3 có thể được tổ chức học thêm nhưng được tổ chức một cách chính thống trong nhà trường. Theo đó quy định số buổi học, môn học một cách cụ thể. Nhà trường đã tổ chức dạy thêm thì cần xem xét việc cấm giáo viên trong trường "chạy sô" mở lớp dạy thêm ở nhà, vừa tránh tình trạng học sinh quá tải và tránh tình trạng "kiến thức chỉ dạy ở nhà cô” như vừa qua. Mặt khác, điều đó cũng là để đảm bảo sức khỏe cho cả cô và trò trong sự nghiệp học tập lâu dài.

Để làm được việc này, cần có quy định và sự giám sát sát sao không chỉ ở phía nhà trường, người đứng đầu mà cả sự giám sát của cộng đồng và phụ huynh. Khi để xảy ra tình trạng dạy thêm, cần xử lý nghiêm khắc cả người đứng đầu cũng như giáo viên dạy thêm để làm gương cho những người khác.

Nhưng hơn hết, vẫn phải là các giải pháp vĩ mô. Đó là việc quan tâm đến đời sống, thu nhập của thầy cô để họ không phải vừa dạy vừa phải lo cơm áo.

Và hơn nữa là việc đổi mới, cải cách về giáo dục, từ việc tuyển chọn đầu vào của ngành sư phạm, việc đào tạo về cả chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp trong một lĩnh vực đặc thù là trồng người...  đến việc nhà trường, giáo viên và học sinh không bị áp lực học hành, điểm số và bệnh tích đè nặng như hiện nay.

Chỉ khi chúng ta thay đổi đồng bộ nhiều giải pháp thì việc dạy thêm, học thêm mới không trở thành “vấn nạn” và việc hướng đến một nền giáo dục toàn diện mới thực sự hiệu quả./.

知识最后更新:2022-10-26
懵懂先生
  • 本文由 发表于 2024-10-21 17:23:42
  • 转载请注明:http://pjsyl.cn/news/001c599618.html
知识

天天炫舞益玩版本下载

天天炫舞益玩版本是一款非常精彩好玩的音乐类舞蹈手游,拥有超级新颖独特的游戏玩法,以及酷炫精美的游戏场景画面设置,听音乐玩游戏还能聊天交友哦~快来2265安卓网点击下载体验一下吧!益玩游戏天天炫舞简介- ...
焦点

小桨板推动南浔文体旅产业大发展

5月28-30日,2021南浔古镇桨板文化节暨第三届南浔古镇桨板公开赛如约举行。温婉秀美的南浔古镇因着赛事而格外热闹,运动健儿们挥舞手中的桨,在水面荡起阵阵涟漪,百舸争流,意气风发。与水面上激烈有序的 ...
综合

此心安处是吾乡——深圳不只有拼搏也有生活

一千多年前,当苏轼在一曲《定风波》中,曾感慨寄居岭南的寓娘一句“此心安处是吾乡”,便传递了这份“直把他乡当故乡”的厚重情感。自古以来,奋斗在外、情系故土是乡愁。 ...
时尚

广汽Honda·2021中国业余公开赛揭幕站圆满收官 范双双四加洞胜韩紫琳终夺魁创赛事纪录

7月16日,广汽Honda·2021中国业余公开赛揭幕站在广东臻湖高尔夫球会结束全部比赛。最终,经过四次加洞后,2020年度女子组总冠军、重庆球员范双双战胜广东球员韩紫琳,获得赛事冠军,这一加洞赛次数 ...
热点

决战中州手游bt版下载

决战中州怀旧版是一款经典热血的传奇战斗手游。剧情颠覆认知,烧脑套路,攻城砍旗嗨翻全场,福利多多,喜欢这款游戏的小伙伴们就快来2265手游网下载试玩,给你至尊的游戏体验!决战中州手游bt版简介游戏具有战 ...
热点

海南亚太电竞与英雄联盟联手探索高校生态发展

6月8日,英雄联盟场景生态合作发布会于上海国际会议中心成功举行。腾讯游戏副总裁、英雄联盟中国总负责人黄凌冬,腾竞体育联席CEO林松,腾竞体育联席CEO金亦波,腾讯游戏副总裁 平台营销部总经理高莉以及移 ...
热点

下次再战,未来可期丨中国女篮1/3队员来自内蒙古农信篮球俱乐部

用三大球最后的荣光来形容本届奥运会上中国女篮的表现一点不会过分。虽然最终遗憾地输给欧洲冠军塞尔维亚,未能晋级四强,但她们用敢打敢拼,敢于同任何一个世界强队掰手腕的姿态赢得了国人最大的敬意。大胜了波多黎 ...
综合

CUBA上热搜,球迷福利大丰收

本次CUBA精英八强赛可谓热闹非凡,不同于前期赛会制的安排,八进四的比赛采用主客场双回合赛制,球队终于有机会回到自己的主场作战。球队回归,自然是主队球迷的福利,几乎每场比赛都座无虚席,数千球迷疯狂为主 ...
探索

矿山沙漠绿洲无限金币破解版下载

矿山沙漠绿洲破解版是一款温暖治愈系的休闲放置游戏。一片沙漠中出现了一片绿洲,这是希望啊!而这片希望,由你来打造!尽情地打造、并且享受你的绿洲吧!喜欢的小伙伴们快来2265手游网下载试玩吧!矿山沙漠绿洲 ...
综合

「冠军驾到」为中国队打call应援!刘建宏等知名大V抖音直播陪你一起聊开幕式

东京奥运会即将正式拉开序幕,为了能给广大的体育爱好者提供更丰富多彩的内容,抖音独家打造「冠军驾到」直播节目,并将于7月24日正式上线。节目将通过“聊天室直播”的形式连线运动员和明星嘉宾,与抖音用户在线 ...